Vạn vật muốn tiến hóa phải thích nghi & Làm việc tại nhà, tạm biệt nỗi lo năng suất!

Khánh Nguyễn
1 min read Phút Đọc

Đại dịch Covid-19 đã và đang nhấn mạnh sự cần thiết của một kỹ năng sống còn trong thời đại mới: kỹ năng thích ứng với sự thay đổi.

Thường xuyên đặt câu hỏi "Nếu như…?"

Đặt ra câu hỏi giả định là một cách khiến bạn phải động não suy nghĩ về nhiều khả năng khác nhau. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay, có rất nhiều chuyện có thể xảy ra, ví dụ như dịch bệnh xuất hiện, chiến tranh, xung đột, hoặc trào lưu kinh doanh mới. Bạn sẽ làm gì nếu tình hình dịch bệnh khiến thị trường làm ăn của bạn bị thu hẹp? Nếu có một thảm họa thiên nhiên ập đến khiến công ty của bạn bị cắt đứt nguồn cung?

Những người có khả năng thích nghi cao là những người có thể hình dung ra được nhiều viễn cảnh đa dạng và biết suy nghĩ về phương án đối phó. Họ luôn ở trong tư thế sẵn sàng và nắm lấy quyền chủ động xử lý nhanh chóng khi có bất kỳ thay đổi nào ập tới.

HDRGK6-F

Học cách "từ bỏ" những kiến thức cũ

Khi một hoàn cảnh mới xuất hiện, những kỹ năng chúng ta từng được học có thể không còn hiệu quả. Các doanh nghiệp đang phải đối phó với hoàn cảnh dịch bệnh chưa từng có tiền lệ trước đây, do đó họ cần từ bỏ hệ thống làm việc cũ và xây dựng những giải pháp mới - như cho phép nhân viên làm việc từ xa thay vì duy trì mô hình công sở.

Điều khó nhất khi "từ bỏ" những kiến thức cũ là việc gạt đi những định kiến, thói quen đã hằn sâu trong tiềm thức của chúng ta. Nhiều nhân viên không thể làm việc tại nhà hiệu quả do họ vẫn áp dụng những thói quen khi làm việc tại văn phòng. Điều chúng ta cần làm là thay đổi nhận thức của bản thân. Thay vì nhìn việc làm việc tại gia như một thách thức tạm thời, hãy coi đây là một thay đổi có thể sẽ tiếp diễn trong tương lai, ví dụ như làm việc tại nhà có thể sẽ hoàn toàn thay thế các văn phòng! Ngoài ra, việc học cách thay đổi từ từ, theo từng bước một, sẽ giúp bạn sẽ thích nghi hơn.

new

Một cách khác để thích nghi là sử dụng những kiến thức cũ của bạn cho những mục đích mới. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn thay đổi ngành nghề. Hãy tự hỏi những kỹ năng từ công việc cũ có thể được vận dụng như thế nào vào công việc mới? Từ đó, bạn có thể biến những kỹ năng tưởng như không liên quan thành điểm mạnh của mình trong mắt nhà tuyển dụng.

Học cách khám phá

Trong lịch sử loài người, những phát kiến vĩ đại thường đến từ những người ưa khám phá. Khi chúng ta ở trong một hoàn cảnh quá lâu, chúng ta tạo nên các thói quen phù hợp với hoàn cảnh đó, chẳng hạn như đến cùng một khu chợ ở nơi ta sống. Tuy nhiên khi hoàn cảnh thay đổi, bạn cần khám phá những hướng đi khác để tìm giải pháp tối ưu hơn. Mỗi khi chúng ta di chuyển đến một nơi ở mới, chúng ta cần dành thời gian đi dạo xung quanh khu vực này. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy một khu chợ có giá cả và chất lượng tốt hơn khu chợ mà bạn thường đến?

Trong công việc, bạn có thể rèn luyện khả năng thích nghi bằng cách xung phong đảm nhận những nhiệm vụ mới. Bằng cách này, bạn đang cho phép mình vượt ra khỏi những nhiệm vụ mà mình đã quen thuộc để học thêm các kĩ năng mới.

funny-serious-girl-looking-through-magnifying-glass-camera

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần có thái độ chủ động đón nhận những khám phá mới. Hãy dùng cách nhìn của những người khác để đón nhận sự việc, thay vì chỉ ôm khư khư quan điểm của mình. Bạn không cần phải thay đổi ý kiến cá nhân, nhưng bạn cần tôn trọng và tiếp nhận rằng những người khác sẽ có suy nghĩ khác bạn. Việc này gia tăng khả năng thích nghi của bạn bởi bạn có thể dễ dàng tiếp nhận sự thay đổi của thời cuộc.

Hãy coi thất bại là bài học thay vì sự xấu hổ

Trong quá trình thay đổi để thích nghi, bạn không tránh khỏi thất bại một đôi lần. Người giỏi thích nghi sẽ biết lưu giữ những thất bại này thành bài học cho những thách thức mới, thay vì cố gắng giấu nhẹm hoặc quên đi chúng vì xấu hổ.

i-cant-message-whiteboard-being-erased

Khả năng thích ứng cũng giống như cơ bắp - bạn có thể không có sẵn một hình thể đẹp, nhưng bạn hoàn toàn có thể luyện tập để trở nên tốt đẹp hơn.

Làm việc tại nhà có thể trở thành một thách thức đến đời sống cá nhân. Những giới hạn bị xoá nhoà khiến cho cuộc sống riêng hứng chịu luồng stress mới từ công việc, cũng như hứng thú làm việc bị thuyên giảm bởi không gian ấm cúng nơi gia đình. Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, thật khó để tưởng tượng ra một cái kết êm đẹp trong thời gian ngắn, khi công việc và cuộc sống có thể trở lại guồng quay như ban đầu.

Trong lúc chật vật thích nghi với môi trường làm việc tại gia, hãy cùng khám phá những cách thức giúp bạn đạt được sự cân bằng công việc – cuộc sống, bắt đầu từ xây dựng thói quen kỷ luật đến duy trì giao tiếp từ xa. Những cách thức này áp dụng được cho tất cả mọi người, dù bạn là nhân viên Sale hay IT, giao tiếp với khách hàng nhiều hay ít,… Tìm xem đâu là lời khuyên hợp lý dành cho bạn và cải thiện đời sống cá nhân – làm việc ngay nhé.

Xây dựng thói quen và không gian làm việc lý tưởng

Nếu chưa từng làm việc tại nhà một ngày nào trong đời, bạn sẽ gặp khó khăn khi bắt đầu xây dựng không gian làm việc. Từ chiếc Tivi âm lượng lớn, trẻ con nô giỡn trong nhà, hay tiếng nhỏ to của hàng xóm đều có thể làm bạn mất tập trung.

Nhưng đừng nản lòng, vì bạn hoàn toàn có thể học kỹ năng thích nghi và thay đổi môi trường tốt hơn cho mình. Hãy xem qua những gợi ý sau:

  • Ghi chú lại những thời điểm bạn làm việc năng suất nhất trong ngày. Những khung giờ này là “bất khả xâm phạm” mà bạn sẽ phải cam kết làm việc;
  • Giới hạn những yếu tố bên ngoài gây mất tập trung nhất có thể trong lúc bạn làm việc. Nếu bạn làm việc hiệu quả vào khung giờ 8-11h sáng chẳng hạn, nhưng gia đình bạn lại thích xem Tivi, hãy thương lượng để mọi người giảm âm lượng lại, chuyển sang khung giờ khác, hoặc ra một khu vực tránh ồn để làm việc;
  • Xây dựng một không gian làm việc đầy đủ trang thiết bị, nhưng chỉ vừa đủ để bạn tập trung làm việc. Không gian này cần phải truyền cảm hứng làm việc và giúp bạn tập trung trong một thời gian dài;
  • Lập kế hoạch cho mỗi ngày bằng to-do lists, và tuỳ biến danh sách này để phù hợp hơn với mỗi ngày. Giờ đây với danh sách việc cần làm dài ra, bạn cần hệ thống hóa để không bỏ lỡ những việc quan trọng;
  • Nếu bạn cần âm thanh để tập trung, hãy tìm đến những website giả lập tiếng động hoặc bật playlist nhạc yêu thích. IMissMyCafe là một gợi ý tuyệt vời giúp bạn tự tạo lập những âm thanh quen thuộc. Hãy săn sóc nhu cầu xúc cảm khi làm việc của bạn thật tốt.

tattooed-lucky-freelancer-front-his-working-space-surrounded-with-his-hobby-toys-longboard-vintage-bicycle-green-plant-stretching-his-hand-air-while-making-break

Đây sẽ là những vũ khí lợi hại giúp bạn tránh xa những xao lãng và góp phần làm quen với môi trường làm việc tại nhà một cách hiệu quả.

Xây dựng những “nghi thức” cho riêng mình

Bạn có phải là tuýp người phải uống một tách cà phê trước khi vào làm việc mỗi ngày không? Đây là một “nghi thức” hầu hết các nhân viên công sở thực hiện. Tương tự, bạn cũng có thể lên checklist các “nghi thức” mỗi ngày nhằm giúp bản thân tươi tỉnh và sẵn sàng tham chiến.

Một checklist có thể trông như sau:

  • Pha cà phê;
  • Tưới hoa;
  • Tập yoga 15 phút;
  • Chạy bộ 10 phút;
  • Rửa bát còn thừa;
  • Dọn dẹp lại bàn làm việc.

flat-lay-notebook-with-list-desk

Nếu bạn đủ kiên trì thực hiện các “nghi thức” mà mình đặt ra mỗi ngày, bạn sẽ đảm bảo một cơ thể và đầu óc vững vàng, đầy cảm hứng dù có làm việc tại nhà. Bạn cũng có thể đặt checklist này ở dạng to-do list thông qua ứng dụng reminder trên di động hoặc những phần mềm nổi tiếng như Todoist.

Giao tiếp thường xuyên với đồng đội

Nỗi cô đơn khi làm việc một mình có thể ảnh hưởng không chỉ đến công việc mà còn cảm xúc cá nhân, khi bạn dường như nhận thấy mình bị đẩy ra khỏi các tương tác xã hội, những giao tiếp vốn là một phần của bản thân làm việc.

young-asia-businesswoman-using-laptop-talk-colleague-about-plan-video-call-meeting-while-work-from-home-living-room

Để tránh các cảm giác tiêu cực nối đuôi nhau, hãy chủ động check-in với mọi người trong team, dù là về tiến triển công việc hay hỏi han sức khỏe,… Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là quản lý: Việc thăm hỏi này giúp bạn hiểu hơn về tình hình các thành viên trong team và đưa ra sự giúp đỡ kịp thời, vừa tạo động lực khi làm việc tại nhà, vừa kề vai sát cánh làm việc thật hăng say cùng nhau.

Chúc bạn luôn tràn đầy hứng khởi làm việc!

You've successfully subscribed to Life at IDTEK | Công ty Cổ phần IDTEK
Great! Next, complete checkout for full access to Life at IDTEK | Công ty Cổ phần IDTEK
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.